Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Tìm hiểu bệnh mạch lươn là bệnh gì?

Mạch lươn có tên gọi khác là bệnh rò hậu môn thuộc nhóm bệnh lý về hậu môn trực tràng và xếp thứ 2 sau bệnh trĩ. Cũng như bệnh trĩ, bệnh mạch lươn không gây nguy hiểm đến tánh mạng nhưng gây nhiều phiền phức cho bệnh nhân trong lao động và sinh hoạt hằng ngày.




 Bác sĩ phòng khám đa khoa Hồng Phong cho biết: Bệnh này phát triển từ các áp xe hậu môn trực tràng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, chăm sóc sau khi phẫu thuật không tốt để lại ảnh hưởng. Có thể coi bệnh mạch lươn là gia đoạn mãn tính của bệnh áp xe hậu môn.

Đặc điểm của bệnh giống như các mạch ngầm do con lươn tạo ra một hoặc vài lỗ thông lên khỏi mặt bùn để thở. Lươn sẽ liên tục di chuyển dưới bùn tạo thành các đường hang mới để kiếm ăn và khi quá xa lỗ thông cũ bị tắc thì nó sẽ tạo lỗ thông hơi mới. Những dấu hiệu bệnh trên cơ thể của người có đặc điểm như trên người ta gọi là bệnh mạch lươn.

Bệnh mạch lươn khá dễ nhận biết với các biểu hiển như đau rát quanh vùng hậu môn, chảy dịch mủ khiến hậu môn ngứa ngáy và sưng phù rất khó chịu. Khi bệnh ở giai đoạn đầu, các đường rò hậu môn chưa xuất hiện nhưng càng để lâu và kéo dài, các đường rò này có thể bị viêm nhiễm nhiễm nặng.

Bệnh mạch lươn ở giai đoạn đầu có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc bôi hoặc thuốc uống dựa trên nguyên nhân gây bệnh dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu bệnh rò hậu đã phát triển nặng, các rãnh và đường rò sâu sẽ xuất hiện nên điều trị ngoại khoa là điều bắt buộc nếu muốn loại bỏ hết mô xơ của đường mạch lươn mà không gây tổn thương cơ thắt hậu môn. Tùy theo tổn thương ra sao mà bác sĩ điều trị có thể tiến hành phẫu thuật cắt đường rò hoặc dùng dây cao su thắt đường rò, sau phẫu thuật cũng phải chú ý thay băng tốt để bảo đảm vết thương liền đều.




Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tuân thủ một số việc  để hỗ trợ điều trị bệnh một cách tốt nhất, đó là:
  • Thường xuyên vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ và chú ý đừng sử dụng xà phòng hay hóa chất tẩy rửa khi vệ sinh khu vực hậu môn.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để không cọ xát vào vùng da hậu môn.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống nhiều chất xơ và vitamin từ ngũ cốc, rau xanh, trái cây, uống nhiều nước; tránh sử dụng liên tục thực phẩm cay nóng, đồ uống chứa chất kích thích để tránh táo bón.
  • Luôn giữ tâm lý thoải mái, tinh thần lạc quan, vui tươi…để nâng cao tinh thần giúp bệnh chóng khỏi.

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM
Nguồn: http://morohaumon.blogspot.com/